ĐGH sẽ thăm Cuba vào tháng Chín
(Vatican Radio) Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, SJ cho biết, “ĐTC Phanxicô đã chấp nhận lời mời từ các giới chức dân sự và giám mục Cuba. Ngài quyết định đến thăm hòn đảo trước khi đến Hoa Kỳ.”
Hiện lịch trình chi tiết của chuyến thăm Cuba chưa được công bố.
Đức Phanxicô sẽ là vị Giáo hoàng thứ ba đến thăm Cuba. Năm 1998, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II lần đầu tiên đến thăm đảo quốc và được tiếp đón bởi lãnh đạo Cuba Fidel Castro. Năm 2012, ĐGH Biển Đức XVI cũng đến thăm Cuba.
Đức Phanxicô sẽ là vị Giáo hoàng thứ ba đến thăm Cuba. Năm 1998, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II lần đầu tiên đến thăm đảo quốc và được tiếp đón bởi lãnh đạo Cuba Fidel Castro. Năm 2012, ĐGH Biển Đức XVI cũng đến thăm Cuba.
ĐGH đã đóng một vai trò quan trọng trong thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Cuba được công bố hồi tháng 12/2014
Tấm vải liệm thành Turin hiện đang được trưng bày
Hàng thế kỉ qua các nhà thần học, sử gia, khoa học gia và người hành hương đã tìm kiếm và đặt câu hỏi, phải chăng tấm vải lanh này bọc xác Chúa Giê-su sau khi Ngài bị đóng đinh? Nó có phải là bằng chứng cho thấy Ngài đã sống lại? Và người ta đã nhất trí rằng tấm vải liệm này cho thấy những vết thương trùng khớp với những đau đớn mà Chúa Giê-su đã phải chịu khi bị đóng đinh, như đã được mô tả trong Kinh Thánh… và tấm vải lanh này cũng có nhiều vết máu trên đó.
Bảo tàng Vải liệm Thánh đang cho trưng bày tại Vương Cung Thánh Đường thành Turin. Được bao bên ngoài là tấm kính kiểm soát nhiệt độ, tấm vải dài 14 foot này dự kiến trong 2 tháng sẽ đón tiếp hơn 2 triệu khách hành hương.
“Qua những lần kiểm nghiệm, người ta xác nhận rằng Tấm vải liệm có máu con người trên đó. Người ta cũng công bố rằng đó là nhóm máu AB. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất về nguồn gốc của nó hoặc về cách làm thế nào hình ảnh một người đàn ông đau khổ được in hằn lên đó.
Hiện tấm vải là một trong những vật thể được xem xét kỹ lưỡng nhất trong đạo Công giáo. Lần kiểm nghiệm cuối cùng được thực hiện vào năm 1978, cho thấy tấm vải chắc chắn có niên đại từ năm 1300 trở về trước. Rome reports cũng cho biết, không phải chuyên gia nào cũng đồng ý với kết quả này.
Trả lời Rome reports, GIAN MARIA ZACCONE, Giám đốc ngành khoa học của Bảo tàng Vải liệm Thánh cho biết, “Đối với nhiều tín hữu, việc đến xem Vải liệm này là một cách để tham dự vào cuộc đối thoại giữa Cuộc khổ nạn của Chúa Ki-tô và Tình thương của Ngài. Đối với những người khác, nó thể hiện những đau khổ, bạo lực, tội ác….
Ông cho biết thêm, “Cách đây nhiều năm, một giám mục đã trả lời rằng tôi không biết liệu tấm vải liệm này có khiến con người trỗi dậy từ cõi chết hay không, nhưng tôi có thể nói là người ta tin rằng nhiều tâm hồn đã chết nhưng đã sống lại trước Tấm vải liệm”.
Kể từ năm 1933 thì đây là lần thứ năm Tấm vải liệm được trưng bày. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết, ngài sẽ đến cầu nguyện trước tấm vải liệm vào ngày 21 tháng 6, cũng là dịp kỷ niệm 200 ngày sinh Thánh Don Bosco của thành Turino. Người ta không thu tiền vào cửa nhưng bắt buộc phải đặt chỗ để kiểm soát dòng người ghé thăm.
http://www.romereports.com/pg161126-shroud-of-turin-now-on-public-display-en
Vatican công bố đơn từ chức của Đức Giám mục Robert Finn
Trong một thông báo đưa ra hôm thứ ba 21/4, Vatican cho biết “Đức Thánh Cha đã chấp nhận đơn từ chức của GM Robert Finn”, giám mục giáo phận Kansas-St.Joseph thuộc bang Missouri, Hoa Kỳ. Thông báo không nêu tên người kế nhiệm.
GM Finn đã bị kết án vào 9/2012, vì tội đã bao che không đưa ra ánh sáng vụ việc một linh mục thuộc quyền phạm tội lạm dụng tình dục.
Vị linh mục phạm tội danh này đã bị kết án 50 năm tù theo luật lạm dụng tình dục trẻ em của liên bang, sau khi những hình ảnh khiêu dâm của các nạn nhân được tìm thấy trong máy tính cá nhân.
GM Finn đã che đậy vụ việc cho đến 6 tháng sau mới báo cáo hành vi này. Cho đến nay, trường hợp của GM Finn là trường hợp đầu tiên bị buộc tội về cách hành xử này.
GM Finn bị 2 năm tù treo và giáo phận sở tại bị phạt 1.1 triệu đôla.
Theo Vatican radio, ĐTC Phanxicô đã chấp thuận đơn từ chức của GM Robert W. Finn theo điều 401, khoản 2 Giáo Luật.
Trước đó, Tòa thánh đã bị chỉ trích vì không giải nhiệm các giám mục này. Hôm 20/4, Bà Marie Collins thành viên Hội đồng Giáo hoàng Bảo vệ trẻ vị thành niên, và cũng từng là nạn nhân đã cho tờ CruxNow biết rằng, sẽ thật là một điều khó hiểu nếu GM Finn vẫn tiếp tục tại chức vì một người khi đã ý thức được tội lỗi của mình thì việc đi lại và giảng giải vào Chúa Nhật là không thể.
http://www.catholicherald.co.uk/news/2015/04/21/vatican-announces-resignation-of-bishop-robert-finn/
Một linh mục được phát hiện tử vong ở ngoại thành Roma
Lực lượng cảnh sát Ý đang điều tra vụ án sát hại nhà thần học, một linh mục người Ý 60 tuổi, đang dạy tại hai Đại học Giáo hoàng ở Roma.
Theo tin truyền thông, Linh mục Lanfranco Rossi được phát hiện đang nằm sấp trên vũng máu trong một bụi cây hạt Phỉ (hazelnut ) gần trung tâm tĩnh tâm thuộc cộng đoàn của cha ở San Feliciano, sát biên giới Zagarolo, khoảng 21 dặm về phía nam thủ đô của Ý.
Theo bản tin của Catholic herald, khám nghiệm tử thi phát hiện rằng vị linh mục đã bị tra tấn dã man với nhiều cú đánh vào đầu bằng một hung khí cùn và cuối cùng bị siết cổ tới chết; không có dấu hiệu phản kháng. Trộm cướp không được liệt vào danh sách khả năng gây án.
Theo bản tin ngày 20/04 của báo Corriere della Sera (Ý), vị linh mục đã được các thành viên khác trong cộng đoàn phát hiện tử vong vào ngày 12/04, những người này không thấy cha tại trung tâm vào buổi sáng cùng ngày; và họ cho rằng vụ sát hại đã diễn ra trong đêm ngày 11/04.
Linh mục Rossi đã đang tĩnh tâm cuối tuần ở trung tâm. Cha là người mắc chứng bệnh khó ngủ và thường đi dạo rừng cây để suy ngẫm vào buổi tối.
Ngài là một giáo sư về linh đạo tại trường Đại học Giáo Hoàng Gregorian và Viện nghiên cứu Giáo Hoàng về Đông phương. Cha là thành viện của một hội dòng khá mới và nhỏ, tên gọi là Ricostruttori nella preghiera (Rebuilders in Prayer) tạm dịch là Hội anh em đổi mới trong cầu nguyện.
Thành lập năm 1978 bởi một linh mục Dòng Tên Gian Vittorio Cappelletto, hội dòng tuân theo một đời sống khổ hạnh nghiêm ngặt. Các anh em sống triệt để sự nghèo khó, ngủ trên sàn lạnh và ăn chay, thúc đẩy việc thực hành suy gẫm sâu lắng và tĩnh tâm, bắt nguồn từ một dạng tâm thức khổ hạnh của Giáo hội Đông phương. Năm 1989 Giáo phận La Spezia đã phê chuẩn sự hiện diện của Hội dòng.
Trong một thông điệp trên trang web của hội vào ngày 19/04, Cha bề trên Roberto Rondanina nói rằng các anh em hiệp thông trong lời tiếc thương sự ra đi của Cha Rossi và rằng ngài sẽ theo sát tiến triển cuộc điều tra.
Trước đó vị bề trên này cũng cho biết trong một thông điệp rằng, Các đồng nghiệp và sinh viên “đánh giá cao và tôn trọng” Cha Rossi như một học giả, những người khác thì xem Cha như vị linh hướng tuyệt vời, với những “lời khuyên sắc sảo”.
Sau sự ra đi của Cha Fr Rossi, hội dòng hiện giờ còn 28 tu sĩ. Thánh lễ tiễn đưa Cha Rossi đã được cử hành vào ngày 18/04 vừa qua.
http://www.catholicherald.co.uk/news/2015/04/22/priest-found-murdered-in-outskirts-of-rome/
http://www.praytellblog.com/index.php/2015/04/22/crisis-at-the-pontifical-oriental-institute/
http://www.unipio.org/
ĐGH kêu gọi mọi tín hữu bảo vệ ơn gọi hôn nhân, bất chấp tội lỗi và yếu đuối
ĐGH Phanxicô hôm thứ Tư cho biết, hôn nhân là một ơn gọi mà mọi tín hữu được mời gọi để bảo vệ, đặc biệt nơi khía cạnh bổ sung trong sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ.
Tại buổi tiếp kiến chung hôm 22/4, ĐTC cho biết, trong trình thuật sáng tạo, “người nam xuất hiện khi chưa có người nữ, tự do và làm chủ, nhưng ông chỉ có một mình, ông cảm thấy cô đơn.”
“Thiên Chúa nhận ra rằng, thực trạng này là không tốt, và rằng có sự thiếu viên mãn và hiệp thông, và vì thế ngài quyết định tạo ra người nữ.” ĐTC nói tiếp, khi người nữ được đưa tới người nam thì “người nam nhận ra rằng chỉ có thụ tạo này là một phần của ông.”
ĐTC lưu ý, người nam không xem người nữ đơn thuần như một bản sao hay sự phản chiếu của mình nhưng ông xem bà như một sự hỗ tương và bổ sung cho mình.
“Hình ảnh ‘chiếc xương sườn’ không thể hiện sự thấp kém hay lệ thuộc, nhưng ngược lại, cho thấy người nam và người nữ đều có cùng tố chất và bổ sung cho nhau.”
Tiếp tục loạt bài giáo lý về gia đình, ĐTC cảnh báo rằng, sự bổ sung giữa người nam và người nữ thường xuyên bị đe dọa bởi “sự tiêu cực thái quá của nền văn hóa gia trưởng (và) vô vàn hình thức chứng tỏ sức mạnh của nam giới ‘machismo’ hay thái độ phân biệt giới tính.
Ngài cũng lưu ý việc thân thể phụ nữ bị công cụ hóa và thương mại hoá trong truyền thông hiện nay.
Trong khi Thiên Chúa ban đầu đặt niềm tin hoàn toàn vào Adam và Eve, thì ma quỷ là người đã gieo sự nghi ngờ và bất tín vào trái tim họ, khiến họ không vâng lời Thiên Chúa và phá hủy sự hòa hợp trong mối liên hệ với nhau.
Thay vì là một kết hợp hỗ tương, hôn nhân ngày nay bị ảnh hưởng bởi một “đại dịch của ngờ vực, hoài nghi và thậm chí thù địch.”
Đồng thời, khía cạnh sinh sản và vững chắc của hôn nhân bị “hạ giá, luôn luôn gây ra tổn thất cho mọi người, đặc biệt đối với người trẻ. Việc xác định lại giá trị của hôn nhân và gia đình rất quan trọng!”
Bất chấp tội lỗi và yếu đuối, ĐTC nói tiếp, ơn gọi của chúng ta “là chăm sóc cho giao ước hôn nhân. Đó là một ơn gọi sống còn, qua đó chúng ta hợp tác với Cha trên trời, người cũng luôn quan tâm và bảo vệ món quà tuyệt vời này.”
Bất chấp tội lỗi và yếu đuối, ĐTC nói tiếp, ơn gọi của chúng ta “là chăm sóc cho giao ước hôn nhân. Đó là một ơn gọi sống còn, qua đó chúng ta hợp tác với Cha trên trời, người cũng luôn quan tâm và bảo vệ món quà tuyệt vời này.”
ĐTC đề cập đến lòng thương xót của Thiên Chúa, và nói rằng hình ảnh dịu dàng của Chúa Cha đối với cặp đôi tội lỗi là Ađam va Evà “khiến chúng ta há miệng thắc mắc” trước sự bảo vệ thụ tạo của ngài. “Chúa là Thiên Chúa làm cho con người và vợ mình các áo quần bằng da và mặc cho họ” (St 3,21) sau khi họ phạm tội.
ĐTC nói, hình ảnh trên nên là một nguồn khuyến khích mọi các tín hữu cam kết bảo vệ ơn gọi “quan trọng và rất lôi cuốn” là ơn gọi hôn nhân, cũng như bảo vệ sự kết hợp thánh thiêng mà Thiên Chúa muốn hình thành giữa người nam và người nữ