SƠ
LƯỢC TIỂU SỬ GIÁO PHẬN KONTUM
Ngày
19.11.1839, Đức Cha Stêphanô Cuénot Thể đã
viết cho
Ban
Tư Vấn Thánh Bộ Đức Tin:
“Một trong những
nguyện vọng tha thiết nhất của tôi là mở một con đường cho Tin Mừng đến tận
Sông Cả ở Lào, và mặc dù đã thất bại 20 lần, mới đây tôi đã thử một lần nữa. Vô
phúc thay ! Lần nầy cũng không hơn gì những
lần trước”.
Tiền
bán thế kỷ XIX, địa phận Đàng Trong bị bắt đạo gay gắt. Nhiều lần Đức Cha Thể
(Cuénot) quản nhiệm địa phận Đàng Trong cho người tìm đường lên miền núi phía tây
xứ Annam như ông Cả Ninh (1839) theo ngã Cam Lộ, Ông Cả Quới theo ngã Phú Yên
thực hiện ước vọng tha thiết nhất của Ngài là Truyền giáo vùng đất dân tộc Tây
Nguyên, nhưng công việc không thành.
Công
Đồng Gò Thị (1841) vạch ra chương
trình mục vụ trong toàn địa phận Đàng Trong và đem Tin Mừng lên miền các Dân tộc
cư trú giữa biên giới nước Annam và sông Mê Kông. Vào năm 1842, đời Thiệu Trị, Đức
Cha phái hai linh mục Miche và Duclos thuộc Hội Thừa sai Paris vượt ranh giới tỉnh
Phú Yên để tìm đường lên Cao Nguyên truyền giáo. Việc bại lộ, các cha bị nhóm
lái buôn bắt, nộp cho Triều đình Huế.
Năm
1848, đời Tự Đức, Đức Cha quyết định
khai mở con đường lên miền dân tộc theo tuyến đường An Sơn, nay là An Khê. Sau
khi phong chức phó tế cho thầy Phanxicô Xavie Nguyễn Do thuộc địa sở Đồng Hâu,
Đức Cha sai thầy đi khám phá vùng Tây nguyên qua lối An Sơn, thời đó là trung
tâm buôn bán giữa người kinh và thượng. Để thực hiện kế hoạch len lỏi vào đất
thượng, Thầy sáu Do nhận giúp việc trong nhà một lái buôn ở An Sơn. Đầu tiên thầy
phải chăn heo, sau chủ tín nhiệm cho làm đầu bếp và theo chủ buôn bán ở trong
vùng. Lợi dụng cuộc tiếp xúc với anh em thượng, thầy khảo cứu phong tục, tín
ngưỡng và học ngôn ngữ của họ. Thời gian mạo hiểm này kéo dài 6 tháng.
Sau
đó thầy trở về tường trình công việc và dự định vạch con đường xuyên sơn lên
vùng dân tộc, và được Đức giám mục chấp nhận. Thầy ra đi đem theo 3 chủng sinh.
Lần này thầy cải trang làm lái buôn, tìm con đường sâm nhập mới, nằm ở mạn bắc
ranh giới, đường này tuy xa nhưng chắc chắn hơn nhưng công việc chưa thành
công.
Năm
1850 thầy dẫn đường cho cha Combes và cha Fontaine lên cao nguyên cùng 7 Đại chủng
sinh. Bất ngờ tại Kon Phar (vùng Kon Ka-kinh, phía tây nam huyện Kon Bang hiện
nay) đoàn truyền giáo gặp Bok Kiơm Đại diện Triều đình Huế vùng dân tộc Thượng
Tây nguyên. Tất cả ngoài “ý muốn của con người”, nhưng nằm trong “chương
trình quan phòng của Chúa”. Ông trở nên con người bảo vệ chương trình
truyền giáo đang thời kỳ còn trong trứng nước. Ông và thầy Do kết nghĩa anh em.
Mấy tháng sau, thầy lại xuống đón cho Dourisboure và Desgouts. Sau hơn một năm
lần mò tìm nơi truyền giáo đầy gian khổ, vùng truyền giáo đã phân ra 4 trung
tâm: Kon Kơ Xâm (nay là xã Hà Tây, huyện
Chư Pah), Trung tâm Truyền giáo Rơ hai (nay là Tân Hương, thành phố Kontum),
Trung Tâm Truyền giáo Kon Trang (nay thuộc thị trấn huyện Đắk Hà) và Plei Chư
(giáp ranh vùng sông Pơ kô, huyện Sa Thầy). Cha Dourisboure được vinh dự hái quả
đầu mùa trong vườn truyền giáo thượng tại Trung Tâm Truyền Giáo Kontrang: Tháng
giêng năm 1852, cha rửa tội cho một em bé hấp hối, cuối năm 1853 rửa tội hai
thanh niên tân tòng, Giuse Ngui và Gioan Pat tại Kontrang. Cùng năm, vào ngày
28 tháng 12, cha Bề Trên Combes diễm phúc đã rửa tội Ông Hmur, chủ làng Kơ Xâm,
người tín hữu đầu tiên Bahnar Jơlơng. Con số: 03 giáo dân, 06 linh mục (01
kinh).
Năm 1852, thầy Sáu Phanxicô
Xavie Nguyễn Do được gọi về Tòa giám mục để chuẩn bị thụ phong linh mục vào giữa
năm 1853. Tình Yêu Chúa Kitô hối
thúc cha Do tiếp tục rao giảng Tin mừng cho anh em dân tộc. Ngài trở lại TTTr
giáo Rơhai nay là Tân Hương và qua đời tại quê nhà, Đồng Hâu (Bình Định) năm
1872, sau cuộc đời tận tụy 19 năm trường trong chức vụ linh mục. Cảm kích bởi
tình nhân hậu của ngài, anh em thượng quen gọi ngài là Bok Lành.
1854 Chính quyền đốt phá 3
cơ sở: Bến, Trạm Gò và An Sơn, vùng An Khê ngày nay.
Bắt đầu xây dựng các Nông Trang vùng Kontum.
1857 14.11. Cha
Combes qua đời tại Kon Kơxâm, 32 tuổi.
Trong
tinh thần hăng say phục vụ vượt thắng mọi thử thách từ bệnh tật, nỗi cô đơn da
diết, bị săn đuổi, một vị thừa sai nằm xuống là bao vị khác tiến lên, nhờ đó mà
mầm Phúc âm ban đầu nhỏ bé như hạt cải “phải mục nát đi”, và cứ luôn phát triển
tốt tươi. Ai ngờ từ con số 2 người công giáo năm 1853 lại lên 800 vào năm 1870
rồi 23.000 năm 1932 và cứ tăng mãi. Trước sự lớn mạnh đó, Giáo hội Kontum cần
chuyển mình sang giai đoạn khác.
1901 Số giáo dân Bahnar : 8.000 người.
Cha
Martial Jannin bắt đầu xây dựng trường Yaophu Cuénot 1906
1908 07.01. ĐC Grangeon Mẫn khánh thành TRƯỜNG YAO PHU CUÉNOT.
1908 07.01. ĐC Grangeon Mẫn khánh thành TRƯỜNG YAO PHU CUÉNOT.
1911 Phát hành “Hlabar Tơbang” nguyệt san cho Hội
Yao phu
1913 Dòng Mến Thánh Giá từ Trà Kiệu lên phục vụ tại trường Cuénot. Tiếp
theo là từ Mằng Lăng, từ Gò Thị.
* Xây dựng Nhà thờ gỗ Kontum.
Ngày
18/01/1932,
Tòa thánh tách Kontum khỏi Qui Nhơn, thành lập một giáo phận riêng biệt gồm 3 tỉnh:
Kontum, Gialai, Đăk Lăk và một tỉnh Lào Attopeu.
Năm
1932
Một biến cố nữa, đánh dấu vàng son trong lịch sử miền Sơn Cước Kontum: 3 chủng
sinh Bahnar đầu tiên lên chức Linh mục, đó là cha Châu, cha Den, cha Hiâu.
Vào
thời điểm thiết lập địa phận tông tòa Kontum, địa phận trải rộng 700.000 km2;
số dân 750.000 trong đó 700.000 là người dân tộc 30.000 là người kinh và 20.000
là người Lào; số tín hữu là 24.525 trong đó gồm 18.992 dân tộc, 5.533 người
kinh.
- 1933 ngày 23.06. Lm. Martial Jannin Phước, Giám mục tông
tòa đầu tiên của Gp Kontum. Tấn phong tại Kontum. “Sursum Corda” (Tv
25,1).
+
Sinh
ngày 07 tháng 01 năm 1867 tại Besançon
(Doubs); vào Chủng viện Thừa sai Hải Ngoại ngày 08/09/1886; thụ phong linh mục
ngày 28/09/1890; lên đường đến địa phận Đông Đàng Trong ngày 30/11 cùng năm; đến
Qui Nhơn ngày 01 tháng 01 năm 1891. Ngài xây dựng trường Yaophu Cuénot 1906 và
điều hành ngôi trường này đến năm 1925. Năm 1924 Ngài được bổ nhiệm làm Bề Trên
Đại diện Giám mục trên vùng truyền giáo. Sau khi thiết lập vùng truyền giáo
Kontum do Đoản thư (Bref Apostolique) ngày 11 tháng giêng năm 1932, cha
Jannin vẫn còn làm Bề trên cho đến ngày 23 tháng giêng năm 1933, ngày mà ngài
được chọn làm giám mục hiệu tòa Gadara và là giám mục tông tòa đầu tiên trên
vùng đất truyền giáo mới này. Đức Cha Martial Jannin được thụ phong giám mục tại
Tiểu Thánh Đường Chánh Tòa (Pro-Cathédrale) Kontum vào ngày 23/06/1933, Lễ Trái
Tim Chúa Giêsu do Đức Cha Dreyer, Khâm Sứ Đông Dương.
Tòa giám mục trường Cuénot Kontum.
1.
Tỉnh Kontum: gồm 3 địa sở (paroisses) và 14 vùng
(districts), tín hữu: 21.308, (dân tộc: 18.061 và người kinh: 3.247)
2.
Tỉnh Pleiku: gồm 4 vùng (districts); giáo dân: 3.031
(dân tộc: 863 và người kinh: 2.168)
Trong
Tỉnh Attopeu Lào không có cộng đoàn tín hữu. Tỉnh Đăk Lăk chỉ có một cộng đoàn
tín hữu thuộc hạt Pơlei-Poo
3-
Cộng đoàn nữ tu gồm 2 cộng đoàn với 33 nữ tu, gồm:
Dòng Nữ Tử Bác Ái Vincent-De-Paul (đến Kontum
từ tháng 4/1938).
Và Nhà phước viện Mến Thánh Giá (cải tổ và cũ).
1935 Mở Probatorium, tiền
thân CVK.
- Truyền chức Lm người Việt đầu tiên tại Kontum : Cha Tađêô Gương (+
1937 )
1936 Gp Kontum:
22.812 tín hữu (17.683 dân tộc); 27 Lm (3 Dân tộc,12 Kinh), 22 Địa sở & 203
giáo họ.
1938 Dòng Bác Ái Vinh Sơn
lên Kontum phục vụ.
1942 22.04: Đc Gioan Sion [Khâm], Gm Tông tòa thứ hai của Gp Kontum. “Dilexi Te”
(Gr. 31,3)
Sinh ngày 10/061890;
Linh mục: 26/03/1920; giám mục hiệu tòa Mideo 22/04/1942; qua đời tại Montbeton
(Pháp) 19/08/1951
1944 Tách Attopeu khỏi Gp
Kontum
1947 06.04: Lập
Hội Dòng Đức Mẹ Ảnh Phép Lạ.
1949 Hai Lm người Việt đầu
tiên xuất thân từ CV Kontum: Cha G.B. Trần Khánh Lê & Cha Anrê Phan Thanh
Văn.
1952 ĐC
Paul Seitz [Kim], Gm Tông Tòa thứ 3 của Gp Kontum. “Fac me Cruce inebriari” (Stabat Mater
Dolorosa 17)
Sinh ngày: 22/12/1906;
Linh mục: 04/07/1937; Giám mục Hiệu Tòa Catula: 03/10/1950; Giám mục Chánh Tòa
Kontum: 24/11/1960; từ chức: 02/10/1975; qua đời: 24/02/1984.
1957 Phong trào di dân ồ ạt
lên Tây Nguyên, lập các dinh điền. Cán cân Kinh-Thượng đổi thay.
- Dòng Thánh Phaolô thành Chartres lên Cheoreo phục vụ người J’rai.
- Tái thiết Trường Yao Phu Cuénot.
1959 Lập Dòng MTG Kontum,
tiền thân Dòng Nữ Vương Hòa Bình (1961).
1960 Tòa Thánh thiết lập
Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
1961 Chuyển MTG Kontum
thành Dòng Nữ Vương Hòa Bình, sau chuyển về Buôn Ma Thuột.
1963 MTG Gò Thị lên phục vụ
tại Pleiku.
1967 22.06: Tòa
Thánh lập Gp Buôn Ma Thuột, Lm Phêrô Nguyễn Huy Mai được bổ nhiệm Giám mục.
Gp
Kontum: 79.945 Tín hữu (32.945 Dân tộc); 83 Lm (1 Dân tộc, 50 Kinh, 32
MEP); 44 Địa sở và 205 giáo họ.
1969 Dòng Con Đức Mẹ Vô
Nhiễm (Phú Xuân) lên phục vụ người J’rai, tại Pleiku.
- Dòng Chúa Cứu Thế lên truyền giáo vùng J’rai.
- Lập Trung tâm Truyền giáo Pleikly, Pleiku
1970 Dòng Chúa Quan Phòng
lên Kontum phục vụ.
1972 Lập Trung tâm Truyền
giáo Pleichuet, Pleiku.
1973 Dòng Tiểu Đệ lên Cheo
Reo, Phú Bổn.
1975 27.03: Lm
Alexis Phạm Văn Lộc được tấn phong Giám mục phó Gp Kontum. “Omnium Servum” (1Cr
9,19)
Sinh ngày: 17/03/1919; Linh mục: 08/06/1951; Giám mục phó kế nhiệm: 27/03/1975;
Giám mục chánh tòa: 02/10/1975; Hưu : 13/04/1995; qua đời: 17/11/2011.
- Một số lớn cơ sở tôn giáo bị
tịch thu, như Trường Yao phu Cuênot, cơ sở cộng đoàn nữ tu Nữ Tử Bác Ái, cộng
đoàn Kim Phước (thuộc Dòng Chúa Quan Phòng), các Tổ ấm (Foyers), các ký túc xá,
các trường học trung tiểu học, nhà thương Minh Quí, các bệnh xá, các nhà thờ
như nhà thờ Hiếu Đạo (nay trong địa bàn thành phố Pleiku), các bất động sản bị
tịch thu…….. Có thể nói cở sở Giáo phận bị tịch thu hoặc mượn không hoàn trả
trên 60 – 70%.
Gp Kontum: 78.242 Tín hữu
(38.178 D.tộc); 96 Lm (1 Dân tộc, 68 Kinh, 27 MEP) ; 43 Địa sở và 214 giáo họ.
Sau biến cố tháng 04 năm 1975, một số lớn linh mục di tản với tín hữu không trở về Giáo phận.
- 12.08: ĐC Paul Seitz-Kim (+24.2.1984) và các vị thừa sai ngoại quốc
“được lệnh” rời Việt Nam.
1976 Số linh mục trên dưới 20 vị, số giáo dân kinh
hầu hết đã di tản đến nơi khác, giáo dân người dân tộc bị phân tán vì chiến cuộc,
Phong trào di dân lên Tây
Nguyên xây dựng Kinh tế mới và Nông Trường.
1981 22.11: Lm Phêrô Trần Thanh Chung được
tấn phong Giám mục phó Gp Kontum. “Dilexit Me” (Gl 2,20).
Sinh ngày: 10/11/1026; Linh mục: 25/08/1955; Giám mục phó kế vị: 22/11/1995; Giám mục chánh tòa: 13/04/1995; Nghỉ hưu: 28/08/2003.
Sinh ngày: 10/11/1026; Linh mục: 25/08/1955; Giám mục phó kế vị: 22/11/1995; Giám mục chánh tòa: 13/04/1995; Nghỉ hưu: 28/08/2003.
1988 19.06: Đức
Thánh Cha Gioan Phaolô II phong Hiển Thánh cho 117 vị Tử Đạo tại Việt Nam Đồng
bào J’rai nô nức tin theo Chúa Kitô.
1992 18.01 – 14.11: Năm Thánh Giáo Phận Kontum MỪNG KỶ NIỆM 60 NĂM THÀNH LẬP GIÁO PHẬN KONTUM.
1992 18.01 – 14.11: Năm Thánh Giáo Phận Kontum MỪNG KỶ NIỆM 60 NĂM THÀNH LẬP GIÁO PHẬN KONTUM.
1995 13.04: ĐC
Phêrô Chung kế vị ĐC Alexis Phạm Văn Lộc.
1998 [ 01.01 ] 1999: Năm
Thánh Giáo Phận Kontum MỪNG 150 NĂM TRUYỀN GIÁO TÂY NGUYÊN.
Gp Kontum: 180.000 Tín hữu (Kinh và Dân
tộc); 35 Lm (35 Kinh); 145 Tu
sĩ ; 9 Đại Chủng Sinh; 1000 Yao Phu & Chức Việc; 358 Giáo xứ & Giáo họ.
2000 ĐẠI NĂM THÁNH
2003 28.08: Lễ Tấn Phong ĐC Micae
Hoàng Đức Oanh, Giám mục Chính Tòa Gp Kontum “Pater Noster” (Mt 6,9).
Sinh ngày :
23/10/1938; Linh mục: 22/12/1968; Giám mục Chánh Tòa Kontum: 28/08/2003.
- Cổ võ ơn gọi linh mục, tu sĩ;
- Mời gọi linh mục tu sĩ các hội dòng đến phục vụ cánh đồng truyền
giáo trong địa phận.
- Phục hồi lại Hội yao phu
2013. - 05.06: Lễ Truyền Chức linh mục cho 1 phó tế.
- 06.06: Lễ Truyền Chức linh mục cho 5 phó tế.
- 14.11: Kỷ
niệm:
- 165 năm Truyền Giáo Tây Nguyên (1848),
- 100 năm Nhà Thờ Chánh Tòa Kontum (1913),
- 100 năm Thành Phố Kontum (1913),
- 80 năm Giám Mục đầu tiên Kontum (1933),
- 10 năm Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh (2003)
Địa giới giáo phận Kontum nằm gọn trong hai tỉnh Kontum và Gia Lai: thuộc vùng Bắc Tây Nguyên.
Địa giới giáo phận Kontum nằm gọn trong hai tỉnh Kontum và Gia Lai: thuộc vùng Bắc Tây Nguyên.
Diện
tích: (Gia Lai: 15.536 Km2, Kontum: 9.689 Km2)
Dân
số 2 tỉnh: 1.775.200 người.
Gia Lai: 1.322.000 người, bao gồm 1 Thành Phố, 2 Thị xã và 14 huyện.
Gia Lai: 1.322.000 người, bao gồm 1 Thành Phố, 2 Thị xã và 14 huyện.
Kontum: 453.200 người, bao gồm 1 Thành Phố, 8
huyện.
Tính đến cuối năm 2013: Gp Kontum gồm
19 Giáo hạt, 89 giáo xứ. 119 Linh mục; 525 Tu sĩ nam
nữ; 300.649 Tín hữu (203.708 Dân tộc); 4.575 Giáo Lý Viên
& Yao Phu; 89 Giáo Xứ.
2014 10.12:
- Bế mạc Năm Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình.
- Khai Mạc Năm Tân Phúc Âm Hóa Giáo Xứ
Những Thuận lợi và thách đố trước mắt:
Thuận lợi
Những Thuận lợi và thách đố trước mắt:
Thuận lợi
1-Tinh thần truyền giáo của hàng linh mục
tu sĩ và giáo dân ngày càng cao.
2- Đến
và sống với những người nghèo.
3- Phẩm chất được tôi luyện thích hợp công
cụ trong bàn tay Chúa và Giáo hội.
4- Trong năm 2015, sẽ có trên 10 Đại chửng sinh thụ phong linh mục, tăng thêm
số linh mục trong giáo phận, tuy cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong Giáo phận.
5-Số Đại chủng sinh đang ở Đại chủng viện
cũng như đang dự tu đang được quan tâm đúng mức về mặt nhân bản, văn hòa và đời
sống dấn thân.
Không thuận lợi
:
1
- Bị o ép nhiều mặt;
2
- Gặp khó khăn do não trạng giới trẻ kinh cũng dân tộc chạy theo thế tục.
3
- Thiếu linh mục, tu sĩ và phương tiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu mục vụ, y tế
và giáo dục văn hóa cho giới trẻ.
Đặc
tính mục vụ của giáo phận hôm nay, theo thứ tự ưu tiên:
1- Đào tạo nhân sự (Giáo dân, linh mục, tu
sĩ…)
2- Nâng cao đời sống người dân.
3- Xây dựng cơ sở (nhà thờ, nhà xứ, nhà
giáo lý…)
Ban Truyền thông Giáo phận
Ngày 21 tháng 12 năm 2014